Công nghệ hỗ trợ lái xe ban đêm của Ford
Ở Mỹ, theo số liệu của Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia, có đến ¾ các vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ xảy ra khi trời tối.
Theo khảo sát, lý do chủ yếu người sử dụng ô tô ngại lái xe ban đêm là sợ đâm vào người đi bộ và để giải quyết vấn đề này, Ford đã giới thiệu hệ thống quét trước xe giúp xác định người đi bộ đi phía trước xe và công nghệ giúp phanh tự động nếu gặp người đi bộ khi lái xe vào ban đêm.
Bóng tối là nỗi lo sợ không chỉ của riêng trẻ em mà người lớn cũng gặp vấn đề này. Bằng chứng là nhiều người vẫn thích bật đèn khi ngủ và cảm thấy lo lắng khi lái xe vào ban đêm. Theo các chuyên gia, chứng sợ bóng tối (tên khoa học là nyctophobia) bắt nguồn từ thời kỳ con người còn trú ẩn trong các hang động, luôn lo sợ bị tấn công bởi thú dữ trong màn đêm. Chính sự sợ hãi đó đã ảnh hưởng đến những người lái xe tới tận bây giờ.
Theo như khảo sát mới đây của Ford, hai nỗi sợ hãi đứng đầu trong danh sách của những người lái xe ban đêm là sợ không nhìn rõ vào buổi tối và sợ sẽ đâm vào ai hoặc một vật gì đó.
Hiểu được nỗi lo đó, Ford đã cho ra mắt một công nghệ mới được thiết kế đặc biệt giúp nhận dạng và phát hiện người đi đường vào ban đêm, khi đó chiếc xe sẽ tự động tác dụng lực phanh xe phát hiện nguy cơ va chạm với người đi bộ và người lái không chủ động phanh.
“Chúng tôi hiểu rằng mọi việc va chạm khi lái xe ban đêm là một trải nghiệm mà không ai muốn có. Đặc biệt khi lái xe trong thành phố, người đi đường thường hay bị xao nhãng bởi những thứ như điện thoại di động – lao vào làn xe chạy mà không hề để ý, khiến người lái xe bị bất ngờ và có ít thời gian phản ứng” Gregor Allexi, kỹ sư an toàn – Ford châu Âu chia sẻ. “Cả ngày lẫn đêm, công nghệ này sẽ giúp xác định cả những người đang đi bộ trên đường hay đang đi gần đó”
Trong số hàng ngàn người lái xe được phỏng vấn khắp châu Âu, có đến 81% người thừa nhận rất sợ khi phải lái xe ban đêm, con số này lên tới 87% đối với phụ nữ. Hơn một nửa số người cho rằng tầm nhìn kém vào ban đêm là nguyên nhân gây ra căng thẳng khi lái xe, hơn một phần ba người lái xe sợ sẽ gặp tai nạn khi lái xe vào ban đêm. Trong khi đó, cứ 5 người được hỏi thì 1 người lo sợ sẽ đâm vào người đi bộ trên đường tối.
Đây là vấn đề xảy ra trên toàn cầu. Vào năm 2014, tại châu Âu, có tới hơn 1/5 vụ tai nạn có thương vong xảy ra với người đi bộ, và hơn một nửa trong số đó là những vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm. Ở Mỹ, theo số liệu của Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia, có đến ¾ các vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ xảy ra khi trời tối.
Đội ngũ phát triển đã thử nghiệm công nghệ mới này và cải tiến để nó có thể hoạt động vào ban đêm, và nó được thử nghiệm với những hình nộm có kích thước như người thật ở trên đường. Công nghệ này cũng đã được thử nghiệm trên những con phố tấp nập ở các thành phố lớn như Paris hay Amsterdam.
Cơ chế hoạt động của công nghệ mới này dựa vào các dữ liệu sẵn có về “các hình dạng người đi bộ”, kết hợp với thông tin được gửi tới từ rada nằm trên cản va trước và từ camera được gắn trên kính chắn gió. Từ đó, hệ thống có khả năng phân biệt người và các vật thể khác nhau trên đường như cây cối hoặc các biển báo hiệu.
Máy ảnh có khả năng truyền tải tới 30 bức ảnh trên giây – nhanh hơn tốc độ của máy chiếu ở rạp chiếu phim. Đoạn băng ghi hình sống động và góc ảnh rộng giúp hệ thống dễ dàng nhận dạng được người đi đường, ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng.
Nếu phát hiện được sắp có va chạm với người đi bộ, đầu tiên hệ thống sẽ cung cấp các cảnh báobao gồm cả âm thanh và hình ảnh cho người lái. Trong trường hợp người lái xe không có phản hồi, hệ thống sẽ tự động phanh xe.
Theo dự kiến, Mustang 2018 sẽ là chiếc xe đầu tiên tại Châu Á Thái Bình Dương được áp dụng công nghệ Xác định Người đi bộ này.
Cùng với công nghệ xe tự lái, việc lái xe vào ban đêm sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Năm ngoái, nằm trong kế hoạch đưa dòng xe tự lái hoàn toàn đến với khách hàng trên toàn cầu, chiếc xe lai tự lái Ford Fusion Hybrid không có đèn pha đã được lái thử nghiệm vào ban đêm tại đường lái của Ford tại Arizona.
Leave a Reply