Uống rượu tham gia giao thông có bị phạt?
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng hoặc từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông hoặc bị giữ phương tiện đến 07 ngày.
Tôi muốn hỏi luật sư nếu điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì có bị xử phạt hành chính không?
Trả lời:
Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;”
Ngoài ra còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng hoặc từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông hoặc bị giữ phương tiện đến 07 ngày.
Pháp luật không quy định xử phạt hành chính đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Như vậy, đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì chỉ bị xử phạt hành chính khi người đó điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô.
Leave a Reply